Hướng dẫn nghiệp vụ
Chính sách bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội- thực trạng thách thức và định hướng phát triển
Hội thảo này nhằm nghiên cứu, chuẩn bị tham gia góp ý vào các nghị quyết của Đảng về cải cách tiền lương giai đoạn 2011-2020, chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công và chuẩn bị tiến tới thẩm tra việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu rõ: kinh nghiệm thế giới và thực tiễn ở nước ta cho thấy hệ thống an sinh xã hội tốt không những chỉ có vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro đối với cá nhân, hộ gia đình, mà còn giúp đạt được các mục tiêu quan trọng khác như giảm bất bình đẳng xã hội, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và tạo điều kiện để Nhà nước tiến hành các cuộc cải cách có lợi khác. An sinh xã hội phải đảm nhận vai trò phân phối lại thu nhập cho người nghèo, người dễ bị tổn thương; tạo điều kiện cho các gia đình đầu tư tốt hơn cho tương lai; giúp các gia đình quản lý được rủi ro và cho phép đưa ra lựa chọn hướng đến mục tiêu hiệu quả và tăng trưởng bền vững.
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển hệ thống an sinh xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn đất nước đang chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, an sinh xã hội được xem như lưới đỡ hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương để có thể giảm bớt tác động tiêu cực của suy thoái, khủng hoảng kinh tế. Tính đến ngày 30.9.2011, số lượng đối tượng tham gia BHYT là 55,1 triệu người, chiếm tỷ lệ 63 % tổng dân số Việt Nam và theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế đến năm 2014 sẽ là năm bước vào lộ trình cuối của chính sách bảo hiểm y tế toàn dân. Đến nay, chính sách an sinh xã hội đã chiếm khoảng 30-35% tổng chi ngân sách quốc gia hàng năm với nhiều hình thức đa dạng như trợ cấp, trợ giá, miễn một số dịch vụ cơ bản, kết hợp với các chương trình dành cho nông thôn, vùng kinh tế xã hội khó khăn, vùng dân tộc thiểu số...
Tại Hội thảo, các tham luận đã tập trung thảo luận, trao đổi xung quanh việc đánh giá thực trạng về hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay của Việt Nam dưới góc độ của một tổ chức quốc tế chuyên về tài chính; Những bài học, kinh nghiệm về các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội tại một số nước châu Á. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam về việc phát triển một chính sách trợ cấp xã hội giúp cho giảm nghèo bền vững và tiến tới xây dựng một hệ thống an sinh xã hội hiện đại.
Theo TH: ĐCSVN
Tin khác
- Một số quy định mới về chính sách lao động
- Chính phủ sẽ tiến hành 6 thay đổi về chính sách tiền lương
- Công đoàn đưa điều khoản “không sử dụng lao động trẻ em” vào Thỏa ước lao động tập thể
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018-2021 sẽ được hỗ trợ như thế nào?
- Phải tham khảo ý kiến của công đoàn khi xây dựng thang, bảng lương
- Kế hoạch Phát động phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ
- Thoả ước lao động tập thể ngành dệt may
- Thỏa ước lao động tập thể - Một số vấn đề cần quan tâm
- Quy định mới về mức đóng BHYT
- Bản tin pháp luật số 13 - Tuần 1 tháng 9/2018
- Lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng 5,3%
- Chế độ ốm đau khi tham gia BHXH bắt buộc
- Hướng dẫn Thi đua - Khen thưởng chuyên đề “Đơn vị làm tốt việc thực hiện chế độ chính sách và bảo đảm ATVSLĐ”
- Kế hoạch tổ chức xét chọn trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ III: Tôn vinh công nhân, lao động trực tiếp sản xuất
- Từ 1/7: Đồng loạt thay đổi 6 chính sách tiền lương, BHXH, BHYT
- Bản tin pháp luật số 78