Truy cập nội dung luôn

Chức năng nhiệm vụ Chức năng nhiệm vụ

 

I. Chức năng, nhiệm vụ chung của Bộ máy Cơ quan:

1. Chức năng:

Là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành (BCH), ban thường vụ (BTV) về các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch công tác của Công đoàn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chức năng của tổ chức Công đoàn, giúp BCH, BTV hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn.

            2. Nhiệm vụ:

            - Nghiên cứu nắm vững chủ trương, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn , của BCH, BTV; các chính sách, chế độ của Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ của Công đoàn. Đề xuất với BTV về chủ trương và kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thuộc chuyên đề theo yêu cầu của BTV.

            - Giúp BTV chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương công tác đã được BTV, BCH thông qua. Đề nghị khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích.

            - Hướng dẫn nghiệp vụ công tác công đoàn và theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các chỉ thị, nghị quyết của BCH.

            3. Tô chức bộ máy, biên chế Cơ quan: Tổng số cán bộ chuyên trách Cơ quan định biên tối đa 35 người gồm 7 ban: Ban Chính sách- Pháp luật; Ban Tổ chức; Ban Tài chính; Ban Tuyên giáo; Ban Nữ công; Văn phòng và Văn phòng Ủy ban kiểm tra.

 

            II. Chức năng, nhiệm vụ của các Ban trong Cơ quan:

1. Ban Chính sách- Pháp luật:

1.1. Chức năng:

            Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tham gia, đề xuất với cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước những nội dung có liên quan thực thi pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng pháp luật về lao động và công đoàn, chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước trong CNVCLĐ. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức chỉ đạo công tác BHLĐ. Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn. Hướng dẫn các hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, dạy nghề, giới thiệu việc làm và các hoạt động xã hội của Công đoàn.

Tham mưu, giúp BCH, BTV công tác đối ngoại, chương trình đối ngoại: hướng dẫn, quản lý mọi hoạt động đối ngoại của các cấp Công đoàn trong hệ thống theo đường lối, chủ trương chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

            1.2. Nhiệm vụ:

            1.2.1. Công tác kinh tế chính sách- xã hội:   

            - Đề xuất các vấn đề về cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, chính sách lao động, việc làm, tiền lương, tiền công, thu nhập, BHLĐ, BHXH, BHYT, nhà ở và các chính sách xã hội có liên quan đến CNVCLĐ.

            - Nghiên cứu, đề xuất nội dung tham gia xây dựng Thỏa ước LĐTT, các nội quy, quy chế và các văn bản có liên quan đến CNVCLĐ và công đoàn theo yêu cầu của Công đoàn Dệt May Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động VN.     - Theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động Hội nghị CBCC, Đại hội

CNVC, Hội nghị Người lao động, tổ chức và hoạt động thanh tra nhân dân.

            - Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, luật Công đoàn và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến CNVCLĐ. Theo dõi, hướng dẫn các cấp Công đoàn thực hiện kiểm tra, giám sát thi hành chính sách, pháp luật về lao động, Luật Công đoàn. Chỉ đạo các cấp Công đoàn tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động. Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về BHLĐ và chỉ đạo phong trào quần chúng trong công tác BHLĐ.

- Hướng dẫn và thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật về lao động, Luật Công đoàn, về hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm, hoạt động quỹ vay vốn giải quyết việc làm, hoạt động xã hội từ thiện. Phối hợp với Ban Tổ chức tham mưu giúp ban thường vụ về thành lập, nâng cấp, sáp nhập, giải thể các đơn vị có liên quan đến dạy nghề, giới thiệu việc làm, tư vấn pháp luật, hoạt động xã hội từ thiện.

- Theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo các cấp công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công, của tập thể người lao động; hướng dẫn việc thực hiện vai trò tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp…

- Theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện cơ chế đối thoại, hợp tác tại nơi làm việc; thương lượng tập thể và đối thoại xã hội ở các cấp công đoàn; theo

dõi vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

            1.2.2. Công tác Thi đua khen thưởng:

- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ và các cấp Công đoàn.

            - Chủ trì và phối hợp với các Ban thực hiện công tác thi đua khen thưởng

theo quy định của Nhà nước: Tổng hợp, tham mưu, đề xuất khen thưởng Cờ, Bằng, Giấy khen, Huân, Huy chương… cho các tập thể và cá nhân có thành tích

1.2.3. Công tác đối ngoại:

+ Nghiên cứu tình hình phong trào công nhân, Công đoàn thế giới. Trên cơ sở quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đề xuất chương trình kế hoạch, chủ trương, biện pháp thực hiện công tác đối ngoại hàng năm của Công đoàn Dệt May Việt Nam trình lãnh đạo cơ quan, Ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt.

+ Giúp BTV duy trì quan hệ với các tổ chức Công đoàn quốc gia, khu vực, quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đề xuất chủ trương, phương hướng, kế hoạch vận động, thu hút tài trợ của nước ngoài trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt. Là đầu mối tổng hợp, tham gia quản lý các dự án do nước ngoài tài trợ, in ấn tài liệu, dịch tài liệu và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa Công đoàn Dệt May Việt Nam và nước ngoài.

+ Tổ chức việc quản lý, xử lý và cung cấp thông tin, tư liệu quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm hoạt động của phong trào công nhân, Công đoàn thế giới cho các CĐCS trực thuộc Công đoàn Dệt May Việt Nam; phối hợp với Ban Tổ chức tổ chức việc tuyên truyền phát triển đoàn viên trong lực lượng CN, LĐ Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại.

2. Ban tổ chức:

2.1. Chức năng:

Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ: Xây dựng mô hình tổ chức trong hệ thống Công đoàn Dệt May Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cấp công đoàn trong hệ thống. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong ngành và hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ công đoàn; Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Dệt May Việt Nam; Xây dựng quy chế quan hệ phối hợp, chỉ đạo hoạt động với các công đoàn trong cùng Bộ Công Thương và Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố. Đề xuất, tham gia với Tổng Liên đoàn và cấp ủy Đảng cơ quan những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ.

2.2. Nhiệm vụ:

2.2.1. Công tác tổ chức:

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng hệ thống tổ chức công đoàn các cấp; sắp xếp kiện toàn bộ máy, biên chế cán bộ trong hệ thống Công đoàn Dệt May VN.

            - Đề xuất, dự thảo các quyết định của Ban Thường vụ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể tổ chức công đoàn các đơn vị, doanh nghiệp của công đoàn trực thuộc theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Thực hiện quản lý về công tác tổ chức các CĐCS trong ngành.

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đoàn

viên, thành lập CĐCS, Xây dựng CĐCS vững mạnh; tổng kết chương trình phát triển đoàn viên;

- Phối hợp với Ban Chính sách pháp luật xét duyệt khen thưởng và đề nghị khen thưởng các đơn vị,cá nhân trong tổ chức Công đoàn.

            - Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phối hợp với Uỷ Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra thi hành Điều lệ trong hệ thống CĐ DMVN.

            - Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, quyết định của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo cán bộ trong các cấp công đoàn trực thuộc.

            - Hướng dẫn công đoàn các cấp: Tổ chức đại hội; phát triển đoàn viên; thành lập CĐCS; Xây dựng CĐCS vững mạnh; quản lý đoàn viên; cấp phát, sử dụng thẻ đoàn viên.

            - Tổng kết đánh giá và xây dựng chương trình phối hợp từng năm, nhiệm kỳ với các Công đoàn có ký quy chế phối hợp hoạt động công đoàn.

- Sơ kết, tổng kết công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh, công tác tổ chức cán bộ, đào tạo cán bộ.

            2.2.2. Công tác cán bộ:

            -  Nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy hoạch cán bộ; chính sách cán bộtrong hệ thống theo phân cấp quản lý và thực hiện nhiệm vụ do Ban Thường vụ uỷ quyền:

+ Dự thảo các Quyết định của Ban Thường vụ về công tác cán bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ;

+ Quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bố trí, phân công, điều động cán bộ; đánh giá cán bộ.

+ Thẩm định và trình Ban Thường vụ các Đề án về tổ chức, cán bộ, nhân sự dự kiến đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Thẩm tra, xác minh đối với cán bộ Công đoàn khi có yêu cầu.

            + Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn các cấp và cán bộ

công đoàn chuyên trách hưu trí thuộc cơ quan Công đoàn Dệt May Việt Nam quản lý.

            - Giúp Ban Thường vụ tổng hợp và đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn" cho cán bộ công đoàn các cấp trong toàn hệ thống.

 2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

            - Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ cho các cấp công đoàn trực thuộc.

            - Quản lý và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong ngành theo phân cấp quản lý;

- Quản lý công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công đoàn:

+ Đề xuất cử cán bộ công đoàn đi học các lớp, khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, công đoàn, ngoại ngữ, tin học… trong và ngoài nước.

            + Xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn theo phân cấp quản lý.

3. Ban Tài chính:

3.1. Chức năng:

Tham mưu và giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ quản lý tài chính, tài sản hoạt động kinh tế và đầu tư xây dựng cơ bản của Công đoàn theo quy định của pháp luật. Giúp Ban chấp hành, Ban Thường vụ ban hành các quy định, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý ngân sách Công đoàn.

3.2. Nhiệm vụ:

- Chỉ đạo và hướng dẫn các công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán hàng năm, quyết toán hàng quý và cả năm, báo cáo Ban Thường vụ trước khi gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Thực hiện công tác kế  toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.

- Thực hiện chức năng giám đốc Tài chính, thông qua công tác tài chính giúp Ban Thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác khác của Công đoàn.

- Đề xuất kế hoạch tổ chức việc làm kinh tế của Công đoàn; hướng dẫn các cấp Công đoàn làm kinh tế Công đoàn.

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tài chính các cấp Công đoàn và các đơn vị trực thuộc.

4. Ban Tuyên giáo:

4.1. Chức năng:

- Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban chấp hành, Ban Thường vụ trong lĩnh

vực tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ; tham mưu, hướng dẫn triển khai công tác tuyên giáo công đoàn.

    4.2. Nhiệm vụ:

            - Nghiên cứu, hướng dẫn nội dung, biện pháp tuyên truyền giáo dục về chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn, công tác phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong CNVCLĐ.

            - Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp đặc điểm, điều kiện của CNVCLĐ trong các thành phần kinh tế; nắm bắt 

tình hình tư tưởng, nguyện vọng của CNVCLĐ.

            - Giúp Ban Thường vụ theo dõi, kiểm tra, định hướng hoạt động và quản lý nội dung bản tin Công đoàn trên tạp chí Dệt May Việt Nam hoặc tạp chí khác (khi đăng nội dung); phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn.

- Tham mưu, hướng dẫn các cấp Công đoàn triển khai thực hiện phong trào

xây dựng cơ quan, doanh nghiệp văn hoá; xây dựng nội dung, hướng dẫn các cấp

Công đoàn tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao trong  CNVCLĐ.

            - Hướng dẫn các cấp Công đoàn tham gia tổ chức việc học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho CNVCLĐ.

            - Tổ chức biên soạn tài liệu, phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ.

            - Tuyên truyền, vận động CNVC-LĐ tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo vì cộng đồng.

5. Ban Nữ Công:

5.1. Chức năng:

- Nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về công

tác vận động nữ CNVCLĐ; chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ CNVCLĐ; những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn.

    5.2. Nhiệm vụ:

            - Đề xuất chủ trương về công tác vận động, giáo dục nữ CNVCLĐ.

            - Tham mưu, đề xuất các hoạt động về công tác gia đình, về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới; công tác bảo vệ, chăm sóc bà mẹ - trẻ em và công tác dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

            - Theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên đề Nữ công của Công đoàn các cấp. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác nữ công. Chủ động phối hợp với các ban triển khai, sơ kết, tổng kết những chuyên đề công tác về nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công. Tổng hợp tình hình nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công báo cáo Ban Thường vụ và Tổng Liên đoàn.

            - Hàng năm tổ chức kỷ niệm các ngày 8/3, 20/10, biểu dương các cháu học sinh giỏi con của CNVCLĐ.

            - Phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam triển khai công tác nữ.

            - Tổng hợp đề xuất tặng Kỷ niệm chương "Vì sự tiến bộ phụ nữ"

6. Văn phòng:

6.1. Chức năng:

Tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kết nối hoạt động công đoàn trong toàn hệ thống. Tham mưu về tình hình CNVCLĐ và công tác Công đoàn. Trực tiếp thực hiện công tác văn thư lưu trữ; quản lý và sử dụng tài sản cơ quan; phục vụ hoạt động của lãnh đạo và các hoạt động chung của cơ quan; là trung tâm thông tin, tổng hợp phục vụ cho sự điều hành của BCH, Thường trực Thường vụ.

6.2. Nhiệm vụ:

- Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác của Ban Thường vụ và cung cấp thông tin cho các CĐCS theo quy định.

- Quản lý các văn bản đi, đến và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các văn bản do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ban hành. Tiếp nhận, phát hành, lưu trữ công văn, văn bản, báo cáo, tài liệu của cơ quan.

- Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thường vụ cơ quan. Báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của Công đoàn ngành theo tháng, quý, năm với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo dõi, đôn đốc các Ban và các CĐCS thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

- Tham gia phối hợp với các Ban, đơn vị hữu quan nghiên cứu, tổng hợp tình hình CNVCLĐ; đề xuất một số chủ trương công tác đối với CNVCLĐ và công đoàn. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Phối hợp với các ban, đơn vị giúp Ban Thường vụ kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, Quyết định, các chuyên đề công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các vấn đề liên quan khác theo yêu cầu của Chủ tịch.

- Tổ chức, hướng dẫn các CĐCS về nghiệp vụ soạn thảo, thể thức văn bản đúng quy định của Nhà nước.

- Quản lý, sử dụng con dấu và tài sản ở cơ quan đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đảm bảo trật tự trị an, phòng cháy, nổ và các điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho cơ quan.

- Chuẩn bị các báo cáo, chương trình phục vụ hội nghị BCH, BTV. Đầu mối tổ chức, phục vụ tốt các cuộc họp, Hội nghị, Hội thảo, tập huấn do Cơ quan tổ chức theo kế hoạch, dự toán đã được lãnh đạo cơ quan phê duyệt bao gồm: Giấy mời, giấy triệu tập, địa điểm hội nghị, tiếp khách, nơi ăn, nghỉ, phương tiện đi lại, quà và các chế độ của đại biểu dự họp, hội nghị (đại biểu trong nước và quốc tế). Các khoản chi theo quy định của Cơ quan, của Tổng Liên đoàn hoặc Ban tổ chức hội nghị và có trách nhiệm thanh quyết toán các khoản chi phí hội, họp, tiếp khách do cơ quan tổ chức.

            - Bảo đảm điều kiện vật chất (bố trí phương tiện, điều kiện làm việc) phục vụ hoạt động của cơ quan , Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Đón tiếp khách đến làm việc; quản lý và sắp xếp các phương tiện đi công tác và thanh toán công tác phí cho CBCC cơ quan theo quy chế của cơ quan. Căn cứ vào thực tế mối quan hệ ngang dọc, trên dưới để tham mưu đề xuất lịch làm việc hàng tuần của Lãnh đạo.

- Ghi biên bản và ra thông báo (Nghị quyết) các cuộc họp, hội nghị của cơ quan (Ban chấp hành).

- In ấn các văn bản, tài liệu thuộc phạm vi Công đoàn Dệt May VN ban hành, chuyển giao văn bản cho các ban và cơ sở.

            - Thực hiện kế hoạch công tác đối ngoại, phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Chính sách Pháp luật làm thủ tục cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đoàn nước ngoài đến Việt Nam, quản lý giấy giới thiệu, giao  dịch với các cơ quan trong và ngoài ngành.

- Phối hợp với Công đoàn cơ quan rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy chế hoạt động của cơ quan theo đúng quy định hiện hành và tổ chức sơ kết, tổng kết, hội nghị dân chủ cơ quan, tổ chức tham quan, nghỉ mát trong cơ quan.

- Giúp Ban Thường vụ là đầu mối về công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan trong việc thông tin, thăm hỏi hiếu, hỉ đối với cán bộ công đoàn các cấp theo phân cấp quản lý.

7. Văn phòng Ủy ban kiểm tra:

    7.1. Chức năng:

      Giúp Uỷ ban kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy chế hoạt động của uỷ ban kiểm tra do Ban Chấp hành thông qua. Chủ trì phối hợp với các ban và cùng với các cơ quan liên quan giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ. Theo dõi, hướng dẫn việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cấp Công đoàn trong Ngành.

      7.2. Nhiệm vụ:

      - Tổ chức thực hiện quyền hạn của Uỷ ban kiểm tra theo quy định của điều lệ Công đoàn Việt Nam; quy chế hoạt dộng của Uỷ ban kiểm tra.

      - Theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra Uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

      - Xây dựng kế hoạch hoạt động định kỳ của Uỷ ban kiểm tra và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của UBKT.

      - Tổng hợp xây dựng báo cáo hoạt động và đề xuất chương trình công tác của Uỷ ban kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ Ban Chấp hành.

      - Chủ động phối hợp với các ban giải quyết đơn thư khiếu tố và các công việc khác có liên quan; tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy định có liên quan đến công tác kiểm tra.

            - Giúp Uỷ ban kiểm tra triển khai việc kiểm tra chấp hành điều lệ Công đoàn Việt Nam và quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn cấp mình và cấp dưới.

            - Giúp Uỷ ban kiểm tra đề xuất kiến nghị với BCH,BTV và các đơn vị được kiểm tra những vấn đề có liên quan đến hoạt động kiểm tra.

            - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra. Tổng kết thực tiễn hoạt động Uỷ ban kiểm tra Công đoàn các cấp. 

File đính kèm : QĐ Số: 253 /QĐ-CĐDM        

giới thiệu

Thông báo, chỉ đạo Thông báo, chỉ đạo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết nhanh Liên kết nhanh