Truy cập nội dung luôn

Tin Tổng liên đoàn Tin Tổng liên đoàn

Phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030”

 

Ngày 22/11/2024, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số2149/QĐ-TLĐ phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030".

Đề án chú trọng đến 04 yếu tố gồm con người, quy trình, công nghệ và dữ liệu. Trong đó, đặt mục tiêu chung là sử dụng công nghệ số và cơ sở dữ liệu số để chuyển đổi các hoạt động của công đoàn các cấp phù hợp với yêu cầu quản lý và mức độ bảo mật thông tin lên môi trường số nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng toàn bộ hệ thống công đoàn.

Xây dựng nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn tập trung dựa trên công nghệ mới hiện đại nhằm đáp ứng được các ứng dụng về Big Dât, AI, Machine… qua đó, các cấp công đoàn có thể kết nối trực tiếp với đoàn viên, xử lý công việc được chính xác, nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ.

Lấy đoàn viên công đoàn là trung tâm trong hoạt động chuyển đổi số của công đoàn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

 

Sẵn sàng phục vụ trực tuyến khi công đoàn cơ sở và đoàn viên yêu cầu

Đó là nội dung của một trong 11 chỉ tiêu thuộc giai đoạn 2024 – 2026. Đó là: 100% tỷ lệ cơ quan thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào công đoàn cơ sở và các đoàn viên yêu cầu hỗ trợ, xử lý công việc; 100% cán bộ công đoàn các cấp được tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong việc đổi mới phương thức làm việc theo hướng điện tử hóa; 100% cán bộ công đoàn các cấp được gắn định danh số để đăng nhập 1 lần cho tất cả các ứng dụng thống nhất trên Cổng thông tin điện tử Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc trên ứng dụng phần mềm công nghệ (app) trong xử lý công việc, nghiệp vụ; 100% công đoàn các cấp triển khai hệ thống quản lý văn bản – điều hành và ký số bởi chữ ký số chuyên dùng; 90% tỷ lệ hồ sơ công việc tại Liên đoàn Lao động cấp huyện và tương đương; hồ sơ công việc tại công đoàn cơ sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 80% các đề nghị chi, duyệt chi của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện trực tuyến trên hệ thống tài chính kế toán mới; 50% tỷ lệ hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 80% thông tin đoàn viên công đoàn được cập nhật và xác thực trên ứng dụng Quản lý đoàn viên được thực hiện trên phần mềm, app; 80% các cuộc họp của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành thực hiện bằng hình thức trực tuyến. 50% các lớp tập huấn, bồi dưỡng sử dụng hội nghị đào tạo trực tuyến; 90% công tác Quản lý tài sản công đoàn, quản lý vốn đầu tư được thực hiện trên phần mềm mạng; 70% quá trình Quản lý thi đua – khen thưởng được thực hiện trên hệ thống phần mềm.

Tại Đề án, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định giai đoạn 2024-2026 tập trung chuyển đổi số về lĩnh vực tài chính và quản lý tổ chức công đoàn.

 

100% các vụ đình công, đối thoại dân chủ được cập nhật

Một chỉ tiêu quan trọng đến năm 2027 mà Đề án cần đạt được là 100% các vụ đình công, đối thoại dân chủ được cập nhật, khai thác nhanh chóng, kịp thời trên phần mềm.

Cùng với đó là các chỉ tiêu như: 100% báo cáo của công đoàn các cấp được thực hiện và báo cáo trên hệ thống phần mềm thống kê công đoàn; 80% nghiệp vụ nắm bắt thông tin và dư luận xã hội được thực hiện trên phần mềm hệ thống; 100% hoạt động đào tạo, tuyên truyền có sử dụng sách nói hoặc thư viện điện tử; 100% thỏa ước lao động tập thể được lưu, quản lý, khai thác trên hệ thống Thư viện thỏa ước;100% các hoạt động chăm lo đời sống, phúc lợi, an toàn vệ sinh cho người lao động được cập nhật, khai thác nhanh chóng, kịp thời trên phần mềm; 100% quá trình nghiệp vụ công tác pháp chế; tư vấn pháp lý và tham gia tố tụng được lưu trữ, khai thác, quản lý trên phần mềm; 100% thông tin hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam được số hóa trên hệ thống phần mềm; 70% công tác kiểm tra, giám sát và hệ thống mẫu biểu được thực hiện lưu trữ, khai thác trên phần mềm; 100% các công tác thống nữ công quần chúng được thực hiện, khai thác trực tuyến trên kênh tương tác; 100% thông tin công đoàn viên được số hóa và xác thực và khai thác trên cơ sở dữ liệu đoàn viên; 50% tỷ lệ công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

 

Gia tăng các dịch vụ hỗ trợ đoàn viên

Để khai thác tối đa sức mạnh của đoàn viên và gia tăng ngày càng nhiều dịch vụ hồ trợ cho đoàn viên, Đề án xác định mục tiêu đến năm 2030, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể hình thành 1 mô hình hợp tác trong tương lai. Trong đó, mô hình có sự tham gia của các đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ (bên thứ 3), đối tượng sử dụng dịch vụ chính là các đoàn viên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là đơn vị sẽ vận hành mô hình hợp tác.

Bên cạnh đó là hình thành toàn diện hệ sinh thái công đoàn số, tiến tới kết nối mạng xã hội của đoàn viên, kết nối các sàn thương mại điện tử, các chợ đoàn viên… tạo sân chơi cho đoàn viên, gia tăng các dịch vụ tiện ích cho đoàn viên. Đồng thời, hoàn thiện công tác nghiệp vụ của công đoàn, áp dụng các ứng dụng về Big Dât, AI, Machine Learning để tổng hợp báo cáo, thông tin, hỗ trợ ra quyết định.

 

Bảo vệ đoàn viên trong chuyển đổi số

Tăng cường vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên trong quá trình chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ đặt ra trong Đề án. Ở nhiệm vụ này, tổ chức Công đoàn sẽ thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những vi phạm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, từ đó đề ra biện pháp hỗ trợ, bảo vệ kịp thời. Xây dựng hệ thống khảo sát, lấy ý kiến của đoàn viên, người lao động đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống số, trí tuệ nhân tạo (AI) trong hệ thống tư vấn, giải đáp pháp luật; số hóa thư viện thỏa ước lao động tậ thể dưới dạng dữ liệu có cấu trúc, xây dựng các công cụ để khai thác phát huy.

Cùng với giải pháp bảo vệ đoàn viên trong chuyển đổi số là các giải pháp liên quan đến phát triển hệ sinh thái số (gồm nền tảng số, phát triển ứng dụng số và dữ liệu số, phát triển kỹ thuật số); phát triển dữ liệu số; đảm bảo an ninh, an toàn; đào tạo, tập huấn…

 

Kiến tạo thể chế, pháp lý để thực hiện chuyển đổi số

Một trong giải pháp quan trọng đầu tiên được chỉ ra tại Đề án là kiến tạo thể chế, pháp lý như chính sách về pháp lý, nguồn vốn, chính sách ưu đãi về chế độ làm việc, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin và an toàn thông tin.

Song song với đó là đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, kỹ năng làm việc; tăng cường sử dụng các hệ thống ứng dụng số, nâng cao năng lực quản trị hệ sinh thái công đoàn số; xác định trọng tâm của kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Trong đó, đoàn viên công đoàn là trung tâm của kế hoạch này và ưu tiên chuyển đổi các hệ thống thông tin, tuyên truyền liên quan đến chế độ, chính sách về tài chính, bảo hiểm, việc làm.

Với hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kỳ vọng đến năm 2027 cơ bản hoàn thành các dịch vụ đoàn viên số, hoạt động số hoả báo cáo thống kê công đoàn, hoạt động chuyển đổi số nghiệp vụ công đoàn.

 

Ngọc Tú

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

thư viện video thư viện video

Liên kết website Liên kết website