



Tin nổi bật
Gia đình và truyền thống dân tộc Việt Nam
Trong quá trình xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước ta từ các triều đại phong kiến đến nay đã thể hiện tính cách đặc biệt của dân tộc Việt Nam, đó là tình yêu gia đình gắn liền với tình yêu tổ quốc. Nhớ lại lịch sử hào hùng của dân tộc qua các thời kỳ như: Lời tuyên ngôn của dân tộc trong bài "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn nêu rõ vận nước gắn liền với vận nhà. Trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi có 2 câu thơ: "Tướng sĩ một lòng phụ tử, Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào"... đã cho thấy cả dân tộc như một gia đình, trên dưới một lòng chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm. Tinh thần đó càng được khẳng định qua cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi, dành độc lập thống nhất đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam, mặc dù bận nhiều việc nhưng Bác luôn quan tâm chỉ đạo và phát huy truyền thống văn hóa gia đình truyền thống, xây dựng xã hội bình đẳng, đoàn kết. Bác thường dành thời gian đến thăm gia đình công nhân lao động, Bác đã từng nói " Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình".Nay Bác đã đi xa, mặc dù bác không lập gia đình riêng nhưng Bác luôn là thành viên trong mỗi gia đình, là người cha già của các gia đình Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Với truyền thống sâu sắc đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg, chọn ngày 28-6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Ngày Gia đình Việt Nam là mốc quan trọng để những người Việt hướng về cội nguồn, về những người thân yêu, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm của con người xây dựng những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc. Mỗi người Việt nam, dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay về.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đất nước ta đang ngày càng hội nhập và phát triển toàn diện trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh", tiếp tục phát huy giá trị gia đình Việt và nâng tinh thần đoàn kết dân tộc lên một tầm cao mới. Kinh tế, văn hóa xã hội ngày càng được phát triển, quyền bình đẳng được tôn trọng…
Đôi vợ chồng tiêu biểu: Trần Ngọc - Bé Tư của ngành Dệt May Việt Nam
Dệt May là ngành đông lao động với trên 70% là nữ - những người luôn được coi là "tay hòm chìa khóa", là người vun vén, giữ lửa mái ấm gia đình. Mặc dù công việc vất vả, làm việc theo ca kíp nhưng những người phụ nữ Dệt May luôn dành thời gian chăm sóc cho gia đình. Các chị cũng luôn nhận được sự yêu thương, chia sẻ, động viên từ người chồng, cùng phấn đấu lao động hăng say, tăng thu nhập, cùng chăm lo cho con cái. Có những gia đình có nhiều thế hệ cùng làm việc, cống hiến cho ngành Dệt May, cho một đơn vị; cũng có nhiều cặp vợ chồng hiện đang cùng công tác tại một doanh nghiệp. Các anh chị đã không ngừng nỗ lực, hỗ trợ nhau cùng phát huy năng lực chuyên môn, đạt được nhiều thành tích trong lao động. Để tôn vinh và lan tỏa các gia đình tiêu biểu, trong hai năm vừa qua, nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Công đoàn Dệt May Việt Nam đều tổ chức tôn vinh 28 "Gia đình Dệt May tiêu biểu".
Càng tự hào về giá trị gia đình của người Việt Nam, thế hệ gia đình hôm nay càng phải chăm chút, vun vén cho mái ấm của mình. Cụ thể, chúng ta cần nhìn nhận đúng và hạn chế tình trạng ly hôn; lên án và xóa bỏ nạn bạo hành gia đình, lối sống theo chủ nghĩa cá nhân thực dụng đang làm phai nhạt truyền thống gia đình, nguy cơ tổn hại các giá trị nền tảng xã hội truyền thống của dân tộc. Tiếp thu có chọn lọc nền văn minh thế giới, xây dựng nền văn hóa chuẩn mực theo kịp thời đại với tinh thần "hòa nhập, không hòa tan" bởi đối với người Việt Nam, quan hệ gia đình là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất, chính những truyền thống đó đã làm nên giá trị văn hóa của dân tộc ta.
Là công dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mỗi người cần không ngừng học tập để tiếp thu kiến thức khoa học và nền văn minh nhân loại, song rất cần quan tâm thương yêu, động viên, xây dựng tổ ấm của mình, xây dựng một gia đình truyền thống "ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo" đó là việc làm thiết thực trong việc xây dựng và phát huy truyền thống gia đình của dân tộc Việt Nam.
Trần Cử
Tin khác
- Góc thơ: Dấu mốc
- Ma túy - Thử một lần, hỏng một đời
- Cảm ơn người lao động Dệt May - Tháng Công nhân 2025
- Vai trò của tổ chức công đoàn trong triển khai và giám sát việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2024
- Một số giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ của công nhân, người lao động Dệt May
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn cần giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện
- Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố
- Đàn ông và câu chuyện ngoại tình
- Gia đình - Nơi những khuyết thiếu trở nên "tròn" vẹn
- Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin cho người lao động ngành Dệt may
- Sách trong đời sống người lao động
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống
- Từ ngày 25/12/2024, mạng xã hội phải thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân đã đăng ký
- Điều kiện và quy trình xét chọn công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên để tôn vinh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ I năm 2025
- Mở rộng thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam