Truy cập nội dung luôn

Đại hội công đoàn Đại hội công đoàn

« Quay lại

ĐH CĐ các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 – Những điểm mới CBĐV, NLĐ cần biết

Năm 2023 là năm tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, Đại hội VI Công đoàn Dệt May Việt Nam và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 với phương châm "Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển".

 

Ngày 03/3/2022, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-TLĐ về tổ chức đại hội công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; tiếp đó ban hành Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 về một số nội dung công tác nhân sự ĐHCĐ các cấp. Theo 02 văn bản này, ĐHCĐ các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 có một số điểm mới, đã và đang được các công đoàn ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai, hướng dẫn đến các cấp công đoàn trực thuộc.

 

 

Thứ nhất, tiến độ ĐHCĐ các cấp cơ bản tiến hành trong năm 2023:

 

- ĐH CĐCS: Hoàn hành trước 31/5/2023 (những CĐ cấp trên trực tiếp có từ 200 CĐCS trở lên cho phép tổ chức đại hội sớm hơn, bắt đầu từ tháng 12/2022).

 

- ĐHCĐ cấp trên trực tiếp cơ sở: Được tổ chức sau khi hoàn thành ĐHCĐ cấp cơ sở trực thuộc và xong trước 31/7/2023.

 

- ĐHCĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành Trung ương và tương đương, CĐ tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Thực hiện khi hoàn thành ĐHCĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc và xong trước 31/10/2023.

 

- Đại hội XIII CĐ Việt Nam: Tổ chức và hoàn thành trước 31/12/2023.

 

Thứ hai, một số trường hợp có thời gian kết thúc nhiệm kỳ lệch so với kế hoạch ĐHCĐ các cấp thì thực hiện như sau:

 

- Trường hợp kết thúc nhiệm kỳ trước hoặc sau thời điểm tổ chức ĐHCĐ cấp trên trực tiếp mà chưa thực hiện điều chỉnh nhiệm kỳ, thì CĐ cấp triệu tập đề nghị CĐ cấp trên trực tiếp quyết định điều chỉnh kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ phù hợp với thời gian ghi trong kế hoạch tổ chức đại hội của cấp đó. Thời gian kéo dài hoặc rút ngắn không quá 30 tháng.

 

- Trường hợp tổ chức CĐ đã điều chỉnh kéo dài nhiệm kỳ quá 30 tháng, nhưng vẫn kết thúc nhiệm kỳ sớm hơn thời điểm tổ chức ĐHCĐ cấp trên trực tiếp, thì tổ chức đại hội tại thời điểm kết thúc nhiệm kỳ và tổ chức hội nghị đại biểu theo thời gian ghi trong kế hoạch đại hội của CĐ cấp trên trực tiếp.

 

 

Thứ ba, linh hoạt hơn trong hình thức tổ chức đại hội:

 

- Nơi không đủ điều kiện tổ chức đại hội theo hình thức trực tiếp thì tuỳ theo tình hình thực tế BCH các cấp triệu tập quyết định hình thức đại hội trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.

 

 Đây là điểm mới có tính đột phá trong tổ chức ĐHCĐ. Tuy nhiên, phải đảm bảo khi thảo luận về công tác nhân sự và tiến hành bầu cử phải đúng nguyên tắc, theo đúng quy định của Điều lệ CĐ Việt Nam (như đảm bảo nguyên tắc bỏ phiếu kín; đủ điều kiện thành lập tổ bầu cử tại mỗi điểm cầu, bố trí thời gian giữa các nội dung của đại hội hợp lý để đảm bảo đủ thời gian kiểm phiếu, hợp nhất kết quả kiểm phiếu giữa các điểm cầu...).

 

Thứ tư, số lượng đại biểu chính thức (đối với đơn vị tổ chức Đại hội đại biểu) phải đảm bảo mức tối thiểu:

 

Theo đó, BCH CĐ cấp triệu tập Đại hội không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng đại biểu được triệu tập tối đa theo khung quy định tại Điểm 6.5 Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020 của Tổng Liên đoàn Hướng dẫn thi hành Điều lệ CĐ Việt Nam.

 

Thứ năm, về thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu:

 

Đại biểu dự ĐHCĐ các cấp (gồm Đại hội đại biểu và Đại hội toàn thể) đều phải được Đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.

 

 

Thứ sáu, về số lượng BCH CĐ các cấp:

 

Thực hiện thống nhất theo khung quy định, được chia theo thang số lượng đoàn viên (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch TLĐ) với mục tiêu tinh gọn, giảm số lượng, nâng chất lượng.

 

TT

Tiêu chí xây dựng số lượng BCH, UBKT

Số lượng tối đa

UV BCH

UV UBKT

I

CĐCS, nghiệp đoàn cơ sở

1.

Dưới 30 đoàn viên

03

Cử 1 ủy viên BCH làm công tác kiểm tra

2.

Từ 30 đến dưới 150 đoàn viên

07

03

3.

Từ 150 đến dưới 500 đoàn viên

11

03

4.

Từ 500 đến dưới 1.000 đoàn viên

13

03

5.

Từ 1.000 đến dưới 3.000 đoàn viên

15

03

6.

Từ 3.000 đến dưới 15.000 đoàn viên

19

05

7.

Từ 15.000 đoàn viên trở lên

27

05

 

Lưu ý:

 

1- Xem xét giảm số lượng ủy viên BCH so với nhiệm kỳ hiện tại.

 

2-  CĐ cấp trên trực tiếp phê duyệt số lượng UV BCH CĐCS.

 

Thứ bảy, công tác chuẩn bị nhân sự trình ĐHCĐ các cấp phải thực hiện quy trình 5 bước

 

- Quy trình này làm riêng cho 2 đối tượng:

 

+ Nhân sự giới thiệu tái cử được thực hiện trước.

 

+ Nhân sự giới thiệu tham gia lần đầu được thực hiện sau.

 

- Trường hợp CĐ cấp cơ sở chuẩn bị trình Đại hội bầu trực tiếp chủ tịch CĐCS thì thực hiện quy trình chuẩn bị nhân sự theo Hướng dẫn số 28/HD-TLĐ ngày 24/6/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

 

Thứ tám, về chuẩn bị nhân sự có số dư

 

- Việc chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ mới, từ CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên phải đảm bảo có số dư từ 10% đến 15% đối với BCH, BTV và UBKT, theo khung số lượng (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022) nêu trên.

 

Với những điểm mới trong ĐHCĐ các cấp nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Dệt May Việt Nam mong BCH CĐCS cùng các cán bộ đoàn viên hiểu rõ và thực hiện đúng trong quá trình tổ chức Đại hội. Kỳ vọng ĐHCĐ các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 có nhiều khởi sắc, chuẩn bị và xây dựng nghị quyết cho hoạt động công đoàn 5 năm tới với nhiều điểm mới quan trọng, xây dựng đội ngũ BCH công đoàn khóa mới tinh gọn, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu tình hình mới; góp phần xây dựng phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn ngày càng vững mạnh, theo đúng phương châm "Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển".

 

Thanh Tâm

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website