Textile news
Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội: Đảm bảo bao phủ lưới an sinh
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) lấy ý kiến rộng rãi. Trong số các nội dung được đông đảo người lao động quan tâm, đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được đánh giá sẽ tạo cơ hội cho nhiều người tham gia vào hệ thống an sinh.
Thêm đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội
Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định là người làm việc bằng hình thức hợp đồng từ 1 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên; chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng lương.
Một hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội. Ảnh: Hà Anh
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2016, số người tham gia bảo hiểm xã hội là 13,05 triệu người (chiếm 23,8% lực lượng lao động). Năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội là 17,49 triệu người (tăng 34,02%). Trung bình giai đoạn 2016-2022, tốc độ tăng trưởng bình quân số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 5%/năm.
Dù mức tăng khá ấn tượng, nhưng theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa được luật hóa để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó, tiêu biểu là nhóm chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động có chế độ làm việc linh hoạt. Chỉ tính riêng hộ kinh doanh cá thể, hiện cả nước có 5,1 triệu hộ, con số nhiều gấp 6 lần lượng doanh nghiệp đang hoạt động. Thế nhưng, đến nay nhóm này vẫn chưa thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trên thực tế, có rất ít chủ hộ kinh doanh cá thể đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Về nhóm hợp tác xã, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2022, cả nước có khoảng 29.000 hợp tác xã hoạt động, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia, trong đó có 970.000 người lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã. Song hiện nay mới chỉ có 7.000 hợp tác xã đăng kí tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho khoảng 40.000 người lao động.
Khảo sát cũng cho thấy nhiều người quản lí doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương có nguyện vọng, nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hạn chế trốn, chậm đóng Bảo hiểm xã hội
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ giúp tăng nguồn thu vào quỹ bảo hiểm xã hội, đồng thời sẽ làm tăng nguồn chi từ quỹ bảo hiểm xã hội trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Ngoài đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng đưa ra nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật như xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, giảm số năm đóng tối thiểu để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm, đề xuất 2 phương án quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần…
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng bổ sung quy định người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoãn xuất cảnh đối với trường hợp doanh nghiệp trốn đóng Bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên; Công đoàn và Bảo hiểm xã hội có quyền khởi kiện vụ việc về Bảo hiểm xã hội ra tòa.
Theo: Báo Lao Động
Other
- Điều kiện và quy trình xét chọn công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên để tôn vinh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ I năm 2025
- Mở rộng thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam
- Công đoàn Dệt may tham dự Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường”
- Chính thức gắn biển tuyến phố Đào Hinh - tên của cán bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII
- Công đoàn Dệt May Việt Nam vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu cấp cao Liên minh Liên hiệp Công đoàn quốc gia Campuchia
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm hoạt động công đoàn 2023
- Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố
- Phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030”
- Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thành công tốt đẹp
- Người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
- Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 12 (Khóa XII)
- Lãnh đạo Tổng Liên đoàn làm việc với CĐDMVN về việc triển khai "Chợ Tết Công đoàn năm 2023"
- Các sáng kiến cải tiến đều phải được ghi nhận ở công đoàn cơ sở