introduction
CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
Công đoàn Dệt May Việt Nam tiền thân là Công đoàn Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, được thành lập ngày 14/9/1996. Sau tái cơ cấu, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trở thành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, là tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong toàn ngành; khi đó, Công đoàn Tổng Công ty được chuyển đổi thành Công đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt động theo mô hình công đoàn ngành trung ương và trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ tháng 11 năm 2007.
27 năm qua, từ sự đóng góp của tập thể cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên mọi lĩnh vực; không ngừng vượt khó, đồng hành cùng Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Là một tổ chức công đoàn hoạt động mang tính chất ngành nghề, Công đoàn Dệt May Việt Nam là trung tâm tập hợp, đoàn kết đội ngũ người lao động ngành Dệt May trong xây dựng tổ chức, phát triển ngành vững mạnh. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã:
Tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của ngành, nghiên cứu tham gia với Bộ, Tập đoàn về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động dệt may. Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động thông qua việc tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động; tham gia giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; đại diện người lao động thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể ngành, phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách trong hệ thống; kiến nghị với cơ quan nhà nước bổ sung, sửa đổi và giải quyết các chế độ, chính sách ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Phối hợp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành dệt may. Nghiên cứu đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp thuộc công đoàn ngành. Hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của các CĐCS; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp quản lý.
Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, đến nay Công đoàn Dệt May Việt Nam đã có 118 CĐCS với gần 130.000 đoàn viên. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Công đoàn Công đoàn Dệt May Việt Nam đã trải qua 5 kỳ đại hội:
- Đại hội lâm thời năm 1996: BCH lâm thời được chỉ định gồm 17 đồng chí, trong đó đồng chí Nguyễn Xuân Côn được chỉ định làm chủ tịch.
- Đại hội I, nhiệm kỳ 1998-2002: Diễn ra trong tháng 02/1998 tại Hà Nội, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 17 đồng chí, trong đó, Đ/c Nguyễn Xuân Côn được bầu làm Chủ tịch và Đ/c Nguyễn Thị Năm và Đ/c Trịnh Thị Toan được bầu làm Phó Chủ tịch. Đại hội đã đề ra chương trình hoạt động với mục tiêu nâng cao chất lượng công tác và phát triển công đoàn cơ sở và đoàn viên.
- Đại hội II, nhiệm kỳ 2003-2008: Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 22 đến ngày 23/4/2003. Đại hội đã bầu BCH gồm 29 đồng chí. Đ/c Nguyễn Xuân Côn được tái đắc cử làm Chủ tịch; Đ/c Nguyễn Thị Năm và Đ/c Trịnh Thị Toan được tái đắc cử làm Phó Chủ tịch. Năm 2004 Đ/c Nguyễn Xuân Côn nghỉ hưu, Đ/c Trịnh Thị Toan được chỉ định làm Chủ tịch.
- Đại hội III, nhiệm kỳ 2008 - 2013: Diễn ra từ ngày 17-18/7/2008 tại Hà Nội. Đại hội Đã bầu 33 UVBCH và 11 UVBTV, trong đó Đ/c Nguyễn Tùng Vân được bầu làm chủ tịch và 3 phó chủ tịch là Đ/c Trương Văn Cẩm, Đ/c Bùi Quang Chiến và Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Mai.
- Đại hội IV, nhiệm kỳ 2013 -2018: Diễn ra từ ngày 21-23/03/2013 tại Hà Nội. Đại hội đã bầu 37 ủy viên BCH và 11 UV BTV, trong đó Đ/c Nguyễn Tùng Vân được tái đắc cử giữ chức chủ tịch và 3 Đ/c được tái đắc cử giữ chức phó chủ tịch là Đ/c Trương Văn Cẩm, Đ/c Bùi Quang Chiến và Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Mai.
+ Tháng 9/2014 Đ/c Lê Nho Thướng và Đ/c Nguyễn Thị Thủy được bầu là phó chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2018 thay Đ/c Trương Văn Cẩm và Đ/c Nguyễn thị Tuyết Mai nghỉ chế độ hưu trí.
+ 10/2016 Đ/c Lê Nho Thướng được bầu bổ sung là Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2018 thay Đ/c Nguyễn Tùng Vân nghỉ chế độ hưu trí.
+ Tháng 01/2017 Đ/c Phạm Thị Thanh Tâm được bầu là phó chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2018 thay Đ/c Lê Nho Thướng được bầu giữ chức Chủ tịch.
- Đại hội V, nhiệm kỳ 2018-2023: Diễn ra từ ngày 26-27/4/2018 tại Hà Nội. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 37 Đ/c, BTV gồm 11 Đ/c; trong đó, Đ/c Lê Nho Thướng được bầu là Chủ tịch; Đ/c Nguyễn Thị Thủy, Đ/c Phạm Thị Thanh Tâm và Đ/c Nguyễn Thái Dương được bầu là Phó chủ tịch.
Đại hội đã đề ra 5 chương trình công tác lớn cho nhiệm kỳ mới như sau:
Chương trình "Xây dựng đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tâm huyết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo".
Chương trình "Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ".
Chương trình "Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào LĐG-LĐST".
Chương trình "Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động".
Chương trình "Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, vì sự tiến bộ của lao động nữ".
+ Tháng 10/2022, đ/c Phạm Thị Thanh Tâm được bầu là Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam thay đ/c Lê Nho Thướng nghỉ chế độ.
Trên chặng đường phát triển, với những thành tích xuất sắc trong hoạt Công đoàn và phong trào công nhân, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã vinh dự được tặng thưởng các Huân chương cao quý của Đảng và Nhà nước:
- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2000)
- Huân chương Lao Động hạng Nhất (năm 2005)
- Huân chương Độc Lập hạng Ba (năm 2011);
- Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ hai) (năm 2016)
- Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2021)
- Đại hội VI, nhiệm kỳ 2023-2028: Diễn ra từ ngày 12-13/10/2023 tại Hà Nội. Đại hội đã bầu ra BCH gồm 37 đồng chí, BTV gồm 12 đồng chí; trong đó, Đ/c Phạm Thị Thanh Tâm tái cử Chủ tịch; đ/c Nguyễn Thái Dương và đ/c Nguyễn Thị Thủy tái cử Phó chủ tịch. Bầu Uỷ ban kiểm tra (UBKT) gồm 9 đồng chí, đ/c Nguyễn Thị Thu Hằng tái cử Chủ nhiệm UBKT.
Đại hội đã đề ra mục tiêu: Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ; thúc đẩy hiệu quả các phong trào thi đua; xây dựng, bồi đắp văn hóa dệt may; nâng cao chất lượng đội ngũ, năng lực thích ứng; đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và tổ chức Công đoàn trong giai đoạn mới.
Công đoàn DMVN cùng toàn thể cán bộ, đoàn viên, NLĐ phấn đấu thực hiện thành công: 7 chỉ tiêu thuộc trách nhiệm trực tiếp của công đoàn, 5 chỉ tiêu phối hợp với chuyên môn, Tập trung vào 3 Khâu đột phá, Xây dựng và triển khai đồng bộ 5 chương trình trọng tâm và 9 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu. Trong đó:
+ 3 Khâu đột phá:
- Cải thiện chất lượng CB, ĐV, NLĐ, nâng cao năng lực thích ứng.
- Tăng cường đối thoại, thương lượng, mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ.
- Chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn.
+ 5 chương trình trọng tâm:
- Thúc đẩy cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo lợi ích thiết thực cho NLĐ.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực thích ứng cho CB, ĐV, NLĐ.
- Đồng hành cùng lao động nữ trong phát huy năng lực bản thân và xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động công đoàn.