



The Union
Những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về
Chỉ nửa tháng nữa là đến Tết nguyên đán - ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau cả một năm vất vả. Dệt May là ngành có đông lao động làm việc xa nhà, chính vì vậy, dịp Tết đến càng trở nên mong chờ và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Nhưng để có một cái Tết đầm ấm, ý nghĩa thật sự, chúng ta cũng cần phải hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mỗi khi Tết về.
Hãy cùng Cổng thông tin điện tử Công đoàn Dệt May Việt Nam tìm hiểu về Những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về.
Ngày Tết - ngày linh thiêng, khởi đầu cho một năm mới
Ngày Tết là những ngày đầu tiên của năm mới, được xem là ngày tốt, là dịp giao hòa giữa đất trời và con người. Chính vì vậy Tết là dịp để mỗi người cầu an, mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình và bản thân. Cũng trong ngày này, mọi người thường làm việc thiện, chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn để tất cả đều có một cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn trong năm mới.
Ngày Tết - Ngày sum họp, đoàn viên
Không phải ngẫu nhiên ngày Tết được coi như ngày của đoàn viên bởi đây là dịp lễ tết quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam, có thời gian nghỉ lễ dài nhất trong năm, và là dịp hiếm hoi để mọi người về quê thăm gia đình, cùng quây quần bên nhau đón một năm mới cùng nhau sau một thời gian dài xa cách, bôn ba vất vả kiếm sống. Càng đi xa, nỗi niềm mong ngóng được trở về nhà mỗi dịp Tết đến Xuân về càng trở nên tha thiết, khắc khoải hơn. Những khoảnh khắc đoàn tụ này thật quý báu và hạnh phúc, là những ấn tượng mãi không phai trong lòng những người xa xứ.
Ngày Tết – Ngày của sự biết ơn, hướng về cội nguồn
Phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành tục lệ lâu đời của dân tộc ta, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Những ngày này không có gia đình nào là không có bàn thở tổ tiên với hương, hoa, đăng, trà, quả, thực đầy đủ, thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính hướng về ông bà tổ tiên đã khuất.
Tết còn dịp để chúng tả tỏ lòng tri ân đối với bậc sinh thành, với những người có công dạy dỗ mình, đấy cũng chính là ý nghĩa của câu thành ngữ: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy".
Lưu giữ hương vị truyền thống ngày Tết
Trong hương vị của Tết cổ truyền không thể thiếu bánh Chưng, bánh Tét – những món ăn xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Cùng với bánh chưng, bánh tét thì thịt mỡ, dưa hành, canh măng, canh bóng, nem rán, giò chả...đã trở thành những món ăn trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên những giá trị văn hóa ẩm thực Việt không gì có thể thay thế trong mỗi ngày Tết ...
Mỗi dịp Tết đến, cùng quây quần chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, sau đó cùng vui v ăn uống, trò chuyện trong hương thơm ấm áp của hương trầm, bên cành mai, cành đào khoe sắc,...thật khó có niềm hân hoan nào sánh được.
Gìn giữ những phong tục Tết mang bản sắc riêng của người Việt
Ngoài Việt Nam, cũng có nhiều quốc gia Châu Á đón tết theo lịch âm, tuy nhiên phong tục mỗi nơi một khác. Phong tục đón tết của Việt Nam mang bản sắc riêng, gắn liền với nền văn hóa, tinh thần dân tộc và tập quán sinh sống của người Việt hàng nghìn năm nay. Có thể kể đến một số phong tục truyền thống như: Cúng ông Công, ông Táo; Gói bánh chưng, giã bánh dày; Đi chợ hoa, mua cây đào, cây mai; Bày mâm ngũ quả; Cúng tất niên; Đón giao thừa, hái lộc; Xông đất; Chúc tết, mừng tuổi; Vãn cảnh chùa đầu năm....
Với mỗi người Việt Nam hôm nay, giữ gìn và phát triển những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta. Càng tìm hiểu và gìn giữ, chúng ta lại càng thêm tự hào, trân trọng về truyền thống vẻ vang của dân tộc, yêu thương chia sẻ với nhau nhiều hơn; cùng ra sức bồi đắp văn hóa Việt, phấn đấu lao động, sản xuất để làm nên những cái tết ấm áp, đủ đầy ý nghĩa góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
Other
- Sách trong đời sống người lao động
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống
- Từ ngày 25/12/2024, mạng xã hội phải thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân đã đăng ký
- Điều kiện và quy trình xét chọn công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên để tôn vinh tại Hội nghị toàn quốc lần thứ I năm 2025
- Mở rộng thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam
- Nghĩa đồng bào phía sau cơn bão mạnh nhất miền Bắc trong vòng 30 năm qua
- Những ý tưởng mới được ghi nhận từ chuyến thăm Công ty CP Gang thép Thái Nguyên
- Bí thư Đảng ủy Vinatex: Hoạt động công đoàn cần thực chất, hướng về cơ sở và mang màu sắc Dệt May
- Giai cấp công nhân và phong trào công đoàn quốc tế tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Ngọn lửa nồng nàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho công nhân, Công đoàn
- Vai trò của tổ chức công đoàn trong triển khai và giám sát việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2024
- Một số giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ của công nhân, người lao động Dệt May
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn cần giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện
- Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố
- Đàn ông và câu chuyện ngoại tình
- Video: Bay cao ước mơ năm 2024
- Giới trẻ ngày nay trong lằn ranh của “thực tế” và “thực dụng”
- Góc thơ: Thành kính tiếc thương
- Ngồi đây nhưng anh em làm gì đều biết cả đấy!
- Sâu sát với Công đoàn, công nhân