Truy cập nội dung luôn

Tin nổi bật Tin nổi bật

« Quay lại

CĐDMVN bước đầu hỗ trợ các CĐCS khu vực Đà Nẵng 260 triệu đồng

Giữa tháng 7/2020, dịch bệnh Covid-19 trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp hơn so với giai đoạn trước đây. Bắt đầu từ các ca lây nhiễm trong cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng đã lan ra một số tỉnh, thành trong cả nước. Theo đánh giá của Bộ Y tế, đợt dịch Covid-19 này là chủng mới xâm nhập vào Việt Nam, có đột biến làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao. Dịch bệnh bùng phát trở lại làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của nhân dân, người lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

 

Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ

 

Bước đầu, Công đoàn ngành hỗ trợ một phần kinh phí cho các công đoàn cơ sở khu vực Đà Nẵng để phối hợp với người sử dụng lao động trang bị phương tiện, công cụ phòng dịch tại nơi làm việc cho NLĐ, cụ thể như sau:

 

- CĐCS Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ: 150.000.000đ

 

- CĐCS Công ty CP Vinatex Đà Nẵng: 50.000.000đ                        

                

- CĐCS Công ty CP Quốc tế Phong Phú: 50.000.000đ (Gồm CĐ Công ty TNHH Dệt Vải Vinatex Quốc tế và CĐCSTV Chi nhánh Đà Nẵng - Công ty CP Quốc tế Phong Phú)            

                                                                                            

- CĐCS NM Dệt Hải Vân-CN Cty CP Dệt gia dụng Phong Phú Đà Nẵng: 10.000.000đ

 

Nhằm chung tay, đồng hành cùng doanh nghiệp ngăn ngừa, kiểm soát tình hình dịch bệnh, ổn định sản xuất kinh doanh và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động, Công đoàn Dệt May Việt Nam đề nghị các công đoàn cơ sở thực hiện những nội dung sau:

 

1. Nghiêm túc và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng ủy, Chính quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình; coi phòng chống dịch trong công nhân, viên chức, lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời điểm hiện nay nhằm góp phần ngăn ngừa, kiểm soát và không để dịch bệnh lây lan.

 

Poster tuyên truyền cách phòng chống dịch được Công đoàn Dệt May Việt Nam gửi đến toàn bộ các đơn vị trong hệ thống

 

2. Tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn tại nơi làm việc cho toàn thể người lao động: trang bị khẩu trang, dung dịch rửa tay sát khuẩn tại nơi làm việc, nhà ăn, khu vực vệ sinh; tổ chức đo thân nhiệt cho người lao động trước khi vào làm việc. Tại các doanh nghiệp đóng trên các địa bàn có nguy cơ cao về dịch bệnh, bảo đảm khoảng cách an toàn tại nơi làm việc, hội họp, khi ăn ca, các khu vực công cộng theo quy định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch và phù hợp với điều kiện của đơn vị; tăng cường sử dụng phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp; bổ sung vitamin tăng cường sức khỏe cho người lao động; có quy định không tụ tập đông người khi nghỉ giữa ca, nghỉ trưa tại nơi làm việc. Các doanh nghiệp thường xuyên vệ sinh mặt bằng, dụng cụ lao động và các phương tiện tiếp xúc cá nhân; vệ sinh các bề mặt tay nắm cửa, nút bấm thang máy...bằng dung dịch sát khuẩn. Trường hợp phát hiện người lao động/khách hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở, hoặc là ca bệnh, hoặc người tiếp xúc vòng 1, hoặc người tiếp xúc vòng 2 thì hướng dẫn người lao động/khách hàng hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đồng thời phải báo cho người quản lý hoặc và cán bộ y tế tại nơi làm việc.

 

3. Tăng cường tìm các giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tổ chức thăm hỏi, động viên; trợ cấp cho người lao động phải ngừng việc, giảm thu nhập mà hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn; kêu gọi và giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật để đảm bảo chế độ, chính sách (đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp...) và thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Hướng dẫn người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế tuân thủ các quy định của cơ quan chức năng, thực hiện các thủ tục để hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước theo luật định.

 

4. Nắm bắt diễn biến, tư tưởng và những khó khăn, vướng mắc của người lao động và doanh nghiệp để kịp thời chăm lo, hỗ trợ và giải quyết, tránh xảy ra những xung đột trong quan hệ lao động.

 

5. Lập danh sách những trường hợp người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đề nghị Công đoàn Dệt May Việt Nam trợ cấp (trong danh sách nêu rõ hoàn cảnh gia đình, tỷ lệ thu nhập giảm, lý do giảm... có xác nhận của công đoàn cơ sở và thủ trưởng đơn vị). Căn cứ danh sách đề nghị, Công đoàn Dệt May Việt Nam sẽ hỗ trợ cho người lao động phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi cá nhân và điều kiện kinh phí của công đoàn ngành.

 

6. Báo cáo tình hình lao động, việc làm; thường xuyên cập nhật kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại đơn vị (theo mẫu) gửi về Công đoàn Dệt May Việt Nam (01 tuần/lần) và đột xuất khi có vấn đề bất thường, vướng mắc xảy ra cho đến khi có Quyết định công bố hết dịch bệnh của Chính phủ.

 

Công đoàn Dệt May Việt Nam luôn đồng hành cùng các công đoàn cơ sở trong việc phối hợp với chuyên môn thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh tại nơi làm việc, góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe, ổn định đời sống cho người lao động.

 

Ban biên tập Cổng thông tin & Bộ phận CSPL Công đoàn Dệt May Việt Nam

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận
Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo, chỉ đạo Thông báo, chỉ đạo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website