Truy cập nội dung luôn

Tin công đoàn Dệt May Việt Nam Tin công đoàn Dệt May Việt Nam

« Quay lại

Hội nghị trao đổi về Chương trình 1 triệu sáng kiến và triển khai Ngày hội Lao động sáng tạo cấp ngành lần thứ III

Sáng 10/5/2022, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến 4 điểm cầu (Hà Nội, TP. HCM, Huế và Đà Nẵng) gặp mặt các chủ tịch CĐCS và các đồng chí phụ trách sáng kiến tại các đơn vị nhằm trao đổi, chia sẻ về Chương trình 1 triệu sáng kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Triển khai Ngày hội Lao động sáng tạo cấp ngành lần thứ III.

 

Hội nghị tại đầu cầu miền Bắc

 

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Nho Thướng – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam nhấn mạnh "01 triệu sáng kiến" là Chương trình có ý nghĩa rất lớn trong việc khơi dậy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác của cán bộ đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động (CNVCNLĐ), đóng góp cho sự phát triển của từng doanh nghiệp, sự phát triển chung của ngành và đất nước, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid-19. Vì vậy, đồng chí Lê Nho Thướng kêu gọi toàn hệ thống quyết tâm phát huy tinh thần sáng tạo, sáng kiến, cải tiến nhằm hưởng ứng Chương trình "01 triệu sáng kiến" cũng như phong trào thi đua lao động sáng tạo trong toàn ngành nói chung.

 

Đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị

 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ về kinh nghiệm và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình "1 triệu sáng kiến" thời gian qua. Thay mặt Ban thường vụ, đ/c Phạm Thị Thanh Tâm – Phó Chủ tịch đã trao đổi, rà soát cùng các đơn vị về cách thức thực hiện, đối tượng tiếp cận và phạm vi đánh giá, từ đó đi đến thống nhất các phương án sau:

 

- Thay đổi tư duy về sáng kiến: Không chỉ những sáng kiến có giá trị làm lợi cao, mà những sáng kiến nhỏ, giá trị làm lợi thấp cũng cần được khơi gợi, tạo điều kiện để người lao động tại cơ sở, đặc biệt những công nhân trực tiếp sản xuất phát huy sáng kiến, cải tiến, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tiết kiệm nguyên liệu.

 

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến tận từng bộ phận, từng tổ sản xuất để NLĐ hiểu và hưởng ứng. Cập nhật liên tục thông tin về Chương trình trên các phương tiện truyền thông cơ sở; nhân rộng các sáng kiến, lan tỏa tinh thần cống hiến, đóng góp trí tuệ, công sức của NLĐ; khơi gợi niềm tự hào, gắn kết của mỗi đoàn viên công đoàn đối với doanh nghiệp, tổ chức và ngành nghề.

 

- Thành lập Tổ hỗ trợ sáng kiến tại từng bộ phận, tổ sản xuất: gợi mở và tiếp nhận ý tưởng từ người lao động, tiếp nhận sáng kiến, đề xuất lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện, ứng dụng vào thực tiễn, kê khai, cập nhật sáng kiến giúp người lao động… 

 

- Xây dựng cơ chế thúc đẩy: Kịp thời khuyến khích, khen thưởng xứng đáng cho NLĐ có nhiều sáng kiến, cải tiến hay. Xây dựng cơ chế đãi ngộ, phụ cấp cho các cán bộ công đoàn, tổ hỗ trợ sáng kiến trong vận động, triển khai hiệu quả Chương trình.

 

- Gắn kết và đồng hành cùng chuyên môn: CĐCS phải là lực lượng tham mưu, đề xuất các giải pháp, phương án đến lãnh đạo, cơ quan điều hành trong thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo tại đơn vị. Phối hợp cùng chuyên môn trong vận động, khuyến khích và hỗ trợ NLĐ trong phát huy sáng kiến, cải tiến. 

 

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã đóng góp ý kiến cho Ngày hội Lao động sáng tạo cấp ngành lần thứ III, được dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 6/2022 tại Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội.

 

Điểm cầu Huế

 

Điểm cầu Đà Nẵng

 

Điểm cầu TP.HCM

 

 

 

 

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Tin tức hoạt động

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website