Truy cập nội dung luôn

Góc nhìn & chia sẻ Góc nhìn & chia sẻ

« Quay lại

Những chính sách thay đổi về tuổi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/1/2021 - Người lao động cần biết

Từ ngày 1/1/2021, một số chính sách thay đổi về tuổi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ chính thức có hiệu lực, người lao động cần lưu ý để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

 

1. Tuổi nghỉ hưu

 

Từ ngày 1/1/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành, trong đó tại Điều 169 quy định về tuổi nghỉ hưu. Ngày 18/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Điều 169, BLLĐ năm 2019 về tuổi nghỉ hưu với người lao động. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Điều 4 như sau:           

 

- Đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.               

 

-  Đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.    

           

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường từ 1/1/2021

 

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

 

 

2029

58 tuổi

 

 

2030

58 tuổi 4 tháng

 

 

2031

58 tuổi 8 tháng

 

 

2032

59 tuổi

 

 

2033

59 tuổi 4 tháng

 

 

2034

59 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

 

Bên cạnh đó, tại Điều 5 quy định người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

               

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành.

 

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021 ( Danh mục vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành).         

  

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. 

 

- Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.         

 

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động:

 

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

 

 

2029

53 tuổi

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

 

 

2032

54 tuổi

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

 

Ngoài ra, tại Điều 6 quy định người lao động nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:

 

- Có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu.

 

- Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định về chấm dứt hợp đồng lao động (Mục 3, Chương III, BLLĐ 2019).      

    

2. Thay đổi trong quy định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam          

 

Khoản 2, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:     

    

- Đối lao động nam: Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong năm 2021: đóng đủ 19 năm BHXH thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (hiện hành nghỉ hưu năm 2020, đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%); Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%. Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%; Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%. 

 

3. Thay đổi về mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh (KCB) nội trú không đúng tuyến

 

Sau 5 năm thông tuyến BHYT tuyến huyện, theo Khoản 15, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, bắt đầu từ 1/1/2021, tiếp tục thông tuyến BHYT nội trú tuyến tỉnh trong toàn quốc. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi không cần giấy chuyển viện mà vẫn được khám chữa bệnh (KCB) và được bảo đảm quyền lợi tại các cơ sở KCB tuyến tương đương trên toàn quốc. Theo quy định hiện hành, những trường hợp đi KCB trái tuyến chỉ được quỹ BHYT chi trả  40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương và 60% chi phí điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh. Tuy nhiên, sang năm 2021, người có thẻ BHYT khi điều trị nội trú không đúng tuyến ở các bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước thì mức hưởng BHYT sẽ được tăng từ 60% lên 100% đối với các đối tượng theo quy định.

 

Cụ thể, quỹ BHYT sẽ chi trả 100% chi phí điều trị nội trú cho người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trong cả nước đối với nhóm đối tượng: quân đội, công an, người có công với cách mạng, cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, dân tộc thiểu số; những trường hợp có chi phí một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (khoảng 224 nghìn đồng); người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên,  có số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (khoảng 8,9 triệu đồng); người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Riêng thân nhân người có công với cách mạng đi khám BHYT không đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT chi trả 95% chi phí điều trị nội trú. Các đối tượng có thẻ BHYT còn lại đi khám BHYT không đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT chi trả 80%. Mức chi trả này áp dụng từ năm 2021 trở đi.

 

4. Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT 

 

Năm 2021, dự kiến mức lương cơ sở vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng như năm 2020. Vì vậy, mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT theo quy định tại Điều 30, Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

 

- Khám, chữa bệnh tại tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT; Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:

 

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, tức là mức thanh toán trực tiếp tối đa là 223.500 đồng.

 

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, tức là mức thanh toán trực tiếp tối đa là 745.000 đồng.

 

- Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT: tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, tức là mức thanh toán trực tiếp tối đa là 1,49 triệu đồng.

 

- Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:     Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, tức là mức thanh toán trực tiếp tối đa là 3,725 triệu đồng.

 

Trên đây là thông tin liên quan đến những thay đổi trong chính sách về tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam và mức hưởng BHYT năm 2021 mà người lao động tham gia BHXH,  BHYT cần biết để nắm bắt được quyền lợi được hưởng.  

 

Bích Trần

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website