Truy cập nội dung luôn

Góc nhìn & chia sẻ Góc nhìn & chia sẻ

« Quay lại

59 năm ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10/08/1961 - 10/08/2020): Xoa dịu nỗi đau da cam

Mặc dù chiến tranh đã lùi xa 45 năm, song hàng triệu người dân Việt Nam và những thế hệ sinh ra trong hòa bình vẫn phải mang trong mình di chứng của cuộc chiến ấy, đó là phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin do Mỹ rải xuống khắp chiến trường miền Nam. Trong ngành Dệt May, có không ít những đoàn viên, CNLĐ là nạn nhân chất độc da cam. Doanh nghiệp và tổ chức công đoàn đã luôn đồng hành cùng họ, tiếp thêm sức mạnh để họ hăng say lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống đời thường.

 

Nỗi đau da cam

 

Trong 10 năm, bắt đầu từ ngày 10/8/1961, quân đội Mỹ đã phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa dioxin xuống diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần 1/4 tổng diện tích Miền Nam Việt Nam, làm 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân. Thảm họa da cam đã làm cho hàng triệu trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống đời sống thực vật, nhiều phụ nữ không có được thiên chức làm vợ, làm mẹ; nhiều người đang từng giờ, từng ngày quằn quại, vật vã vì những căn bệnh quái ác liên quan đến chất độc da cam dioxin.

 

Đặc biệt, hàng trăm nghìn nạn nhân còn phải sống trong cảnh thiếu thốn. Mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều éo le, khó khăn về kinh tế, đau đớn về thể xác, nhức nhối về tinh thần, chưa một ngày được hưởng hạnh phúc đúng nghĩa. Nhiều gia đình có đến bảy, tám nạn nhân. Nhiều gia đình cả ba thế hệ đều không lành lặn. Không có nỗi đau nào hơn "Nỗi đau da cam" - Đó là thảm họa, là tội ác chiến tranh đã gieo rắc xuống những người dân vô tội, là nỗi đau không chỉ của nhân dân Việt Nam, mà của chung nhân loại tiến bộ trên thế giới.

 

Từ năm 2004, ngày 10/8 hằng năm chính thức được Đảng và nhà nước chọn làm ngày "Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam". Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, huy động sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức sinh kế và toàn xã hội nhằm giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam, từng bước giảm bớt khó khăn và chăm sóc tốt hơn cho nạn nhân chất độc da cam; có nhiều hành động để đấu tranh, thức tỉnh lương tri nhân loại cùng chung tay đòi công lý cho các nạn nhân.

 

 

Dệt May Việt Nam và công tác chăm lo cho NLĐ nhiễm chất độc da cam

 

Dệt May là ngành có nhu cầu lớn về lao động, trình độ sản xuất giản đơn, công việc được phân chia theo từng công đoạn nhỏ nên đây là ngành nghề mà người nhiễm chất độc da cam thể nhẹ có thể đảm nhiệm.

 

Đại diện lãnh đạo Công đoàn Dệt May Việt Nam thăm và tặng quà CNLĐ khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam đang làm việc tại một số đơn vị trong hệ thống 

 

Xuất phát từ mong muốn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người nhiễm chất độc da cam, nhiều doanh nghiệp trong ngành có cơ chế ưu tiên tuyển dụng người khuyết tật thể nhẹ do di chứng chất độc hóa học vào làm việc. Còn đối với nạn nhân chất độc da cam, cuộc sống vốn đã hết sức khó khăn, với thể trạng của mình họ rất khó tìm được công việc ổn định để kiếm thu nhập, lo trang trải cho cuộc sống. Vì vậy khi được nhận vào một doanh nghiệp, được bố trí công ăn việc làm, công cụ phương tiện lao động phù hợp với thể trạng; được nhận sự chăm lo, quan tâm, thăm hỏi của lãnh đạo DN, tổ chức công đoàn và những NLĐ khác, nên ý thức làm việc của họ rất cao. Nhiều NLĐ nhiễm chất độc da cam đã thực sự vượt lên chính mình, đạt thành tích tốt trong lao động sản xuất, trở thành tấm gương sáng trong vượt khó, là biểu tượng đẹp của tinh thần "tàn nhưng không phế" trong CNLĐ của ngành.

 

Các đơn vị thuộc hệ thống Công đoàn ngành đang làm tốt công tác tuyển dụng và chăm lo cho CNLĐ, con CNLĐ là nạn nhân chất độc da cam có thể kể đến như Dệt May Hòa Thọ, Dệt May Thành Công, May Hữu Nghị, May Việt Thắng, Quốc tế Phong Phú, May Đồng Nai, May Chiến Thắng, Dệt May Hà Nội, May Đức Hạnh, Dệt May Huế...

 

Bên cạnh đó, các cấp của ngành cũng luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ cho NLĐ là nạn nhân chất độc da cam. Hàng năm vào dịp lễ tết, Công đoàn ngành cùng các CĐCS đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho NLĐ và con của NLĐ bị nhiễm chất độc da cam. Năm nay, nhân ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7), 79 năm thảm họa chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2020) và Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10/8), Công đoàn ngành đã gửi quà hỗ trợ cho 32 nạn nhân chất độc da cam là CNLĐ và là con của CNLĐ đang làm việc trong ngành với số tiền 1.000.000đ/người. Ngoài ra, hàng năm các cấp của ngành cũng luôn dành những nguồn kinh phí để đóng góp, ủng hộ cho Quỹ vì nạn nhân chất độc da cam, nhằm đem lại cho các nạn nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn trong sự quan tâm của toàn xã hội.

 

Hy vọng những việc làm đầy ân tình và ý nghĩa của các cấp trong ngành, sẽ góp một phần nhỏ bé chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, để tiếp tục viết lên bài ca hy vọng cho những người đang mang những di chứng chiến tranh trong cơ thể của mình. 

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website