Truy cập nội dung luôn

Góc nhìn & chia sẻ Góc nhìn & chia sẻ

« Quay lại

Xây dựng lực lượng CNLĐ Dệt May vững mạnh, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm trong giai đoạn mới

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra nhiều cải tiến và đổi mới trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra cho đội ngũ CNLĐ Việt Nam, trong đó có ngành Dệt May, những yêu cầu, thách thức mới cần phải đáp ứng. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu đối với các cấp trong ngành cũng như với từng NLĐ, đó là phải xây dựng được một đội ngũ CNLĐ Dệt May đủ nhận thức, trình độ, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm trong giai đoạn mới.

 

Theo khảo sát của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, dưới tác động của CMCN 4.0, trong tương lai gần sẽ không có sự biến động lớn về lao động nhưng nhiều vị trí việc làm gắn với yêu cầu về công nghệ sẽ tăng nhanh như Thiết kế, Quản trị chuỗi cung ứng, Thị trường... Xu thế lao động có trình độ và kỹ năng trung bình trở lên sẽ được sử dụng nhiều hơn, trong khi đó, những công việc đòi hỏi kỹ năng thấp, lao động chân tay sẽ bị thu hẹp dần. Ngoài ra, người lao động cũng cần phải tìm hiểu và làm quen với các vật liệu mới có nhiều tính năng ưu việt, có nguồn gốc tự nhiên, có khả năng tái sinh, an toàn cho sức khỏe, môi trường hay các loại vải được phát triển theo nhu cầu sử dụng đặc biệt.... 

 

 

Trong 10 năm qua, mặc dù năng suất lao động của ngành tăng gần gấp đôi, một phần do năng lực làm việc, kỹ năng, tay nghề NLĐ được cải thiện, tuy nhiên yếu tố quyết định lại đến từ thay đổi công nghệ máy móc. Bản thân người lao động Dệt May vẫn còn những hạn chế nhất định, vẫn còn gặp "rào cản tâm lý" trong tiếp nhận công nghệ cao.

 

Để khắc phục hạn chế này, NLĐ cần phải hiểu đúng về CMCN 4.0, những cơ hội và thách thức, cũng như những tác động của cuộc cách mạng đối với ngành nghề, DN, công việc mà mình đang đảm nhiệm. NLĐ cần nhận thức rằng mình chính là một trong những đối tượng bị tác động chính trong cuộc CMCN 4.0. Thay vì phớt lờ hay bất mãn, NLĐ hãy chủ động hợp tác với DN, tổ chức Công đoàn và đồng nghiệp trong chuyển đổi nghề nghiệp (nếu cần) hoặc tích cực nâng cao năng lực bản thân để đáp ứng điều kiện mới.

 

Bên cạnh ý thức của bản thân, NLĐ cũng cần được tạo điều kiện, khuyến khích nâng cao trình độ, trang bị kĩ năng để bắt kịp yêu cầu của công việc. Xuất phát từ điều này, Đảng ủy Tập đoàn đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về xây dựng đội ngũ CNLĐ. Trong đó nhấn mạnh: Việc xây dựng đội ngũ CNLĐ là nhiệm vụ quan trọng, cần thực hiện sớm, bài bản để chuẩn bị được nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của CN 4.0. Xây dựng đội ngũ CNLĐ vững mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của ngành, trong đó có vai trò dẫn hướng của cấp ủy, sự chủ động của người sử dụng lao động, sự đồng hành của công đoàn và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi NLĐ. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho NLĐ, nhất là khả năng tiếp cận, làm chủ các thiết bị, công nghệ mới. Giữ vững tính Đảng, tính giai cấp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới.

 

Về phía tổ chức Công đoàn, Công đoàn Dệt May Việt Nam cam kết đồng hành với DN và NLĐ trong quá trình thay đổi và thích ứng. Định hướng cho CNLĐ để họ không trở thành người ngoài cuộc trong sự phát triển của DN, của ngành và đất nước.  Tăng cường phối hợp với người sử dụng lao động trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ để họ yên tâm công tác, tích cực và chủ động nâng cao năng lực trên từng vị trí công tác. Tham gia xây dựng, vận động chính sách về lao động việc làm để tạo cơ chế hỗ trợ DN và NLĐ trong quá trình chuyển đổi theo các yêu cầu của CMCN 4.0. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ và những khó khăn, bất cập của DN, kịp thời cùng DN và NLĐ đối thoại, tìm biện pháp tháo gỡ.

 

Chương trình đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.

 

Năm 2020, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị đào tạo trong hệ thống tổ chức các lớp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động. Theo đó, Công đoàn Dệt May Việt Nam chi trả toàn bộ chi phí giảng dạy cho 40 lớp với sự tham gia của 2.000 người lao động trên cả 3 miền. Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Chương trình công tác lớn của nhiệm kỳ 2018-2023 "Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động"; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp về đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm trong điều kiện mới.

 

Năm 2021, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Công đoàn Dệt May sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với xu thế mới như ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa trong sản xuất cũng như cách quản trị, vận hành các thiết bị máy móc hiện đại.

 

Cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục là một cuộc cách mạng mà đội ngũ CNLĐ vẫn sẽ là lực lượng nòng cốt và tiên phong dẫn đầu. Với sự quyết tâm và chăm chỉ của công nhân dệt may, cùng sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của các tổ chức, công đoàn các cấp cùng doanh nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ có một đội ngũ đáp ứng được các tiêu chí của CNLĐ thời đại mới, đó là: Vững về tư tưởng, nhận thức - Mạnh về trình độ, kỹ năng - Chuẩn về kỷ luật, tác phong - Giỏi trong lao động công tác.

 

VH

 

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website