Truy cập nội dung luôn

Góc nhìn & chia sẻ Góc nhìn & chia sẻ

« Quay lại

Những hoạt động thi đua của CNLĐ Dệt May trong Tháng Công nhân

Với chủ đề: "Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển", Tháng Công nhân năm nay dù diễn ra trong bối cảnh làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19, song toàn thể cán bộ, đoàn viên, CNLĐ trong ngành đã nỗ lực vừa thi đua lao động sản xuất, vừa triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh với các nội dung thiết thực.

 

Hưởng ứng chương trình "75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển"

 

Sau khi phát động, toàn thể CBCNVLĐ của ngành hưởng ứng tích cực, cùng phát huy trí tuệ, sức sáng tạo để có những sáng kiến hay, cách làm mới nhằm tăng năng suất, hiệu quả và chất lượng công việc. Tính đến ngày 20/4/2021, toàn ngày có 973 đoàn viên, người lao động tham gia chương trình với 923 sáng kiến, trong đó 04 sáng kiến tiêu biểu, xuất sắc của 4 công đoàn cơ sở: Công ty CP Quốc tế Phong Phú; Công ty CP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công; Công ty CP Dệt Công nghiệp; Tổng công ty May 10 – CTCP đã được lựa chọn đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng.

 

Tích cực rèn luyện và chuẩn bị cho Hội thi thợ giỏi cấp ngành lần thứ VI

 

Nhằm hưởng ứng và chuẩn bị cho Hội thi thợ giỏi cấp ngành lần thứ VI do Tập đoàn - Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức, trong tháng công nhân, một số đơn vị đã tổ chức hội thi cấp cơ sở như Tổng công ty May 10 đã tổ chức tổ chức thi thợ giỏi với gần 300 công nhân tham gia với kết quả 3 tập thể đạt giải nhất, nhì, ba; 22 cá nhân đạt giải nhất và 28 cá nhân đạt giải nhì;  Công ty Cổ phần Dệt May Huế tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành sợi với 70 NLĐ tham gia, sau vòng sơ loại có 28 thí sinh bước vào vòng chung khảo với kết quả:19 thí sinh đạt danh hiệu thợ giỏi, giải nhất tại các bộ phận, 02 giải ba, 01 giải nhì, 01 giải nhất và 01 danh hiệu bàn tay vàng.

 

Hội thi thợ giỏi của Dệt May Huế (ảnh chụp trước ngày 27/4)

 

Tại các đơn vị, nhiều phong trào thi đua như "Năng suất cao - Chất lượng tốt", "Năng suất - Chất lượng -Tiết kiệm - An toàn - Hiệu quả", "Rải chuyền nhanh", "Văn minh công nghiệp - Tác phong công nghiệp", "Giỏi một công đoạn biết nhiều công đoạn", "Phát huy sáng kiến cải tiến", "Luyện tay nghề thành thợ giỏi"... được diễn ra với không khí sôi nổi, hào hứng, được sự hưởng ứng nhiệt tình của NLĐ.

 

Những cuộc thi, phong trào này không chỉ tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, chọn ra các tập thể/cá nhân dự thi thợ giỏi cấp ngành mà còn hướng tới mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có phẩm chất đạo đức và tác phong công nghiệp làm nòng cốt trong quá trình sản xuất, đáp ứng các yêu cầu về công nghệ, thiết bị ngày càng hiện đại, qua đó, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.

 

Ưu tiên "mục tiêu kép": Vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo an toàn sản xuất

 

Làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 ở nước ta xảy ra trong thời điểm các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang có rất nhiều đơn hàng và khẩn trương sản xuất để giao hàng đúng thời hạn. Trước tình hình này, các đơn vị đều tăng cường tập trung các biện pháp phòng chống dịch. Cụ thể:

 

- Công tác truyền thông được được đẩy mạnh trên hệ thống phát thanh, website, mạng xã hội; tăng cường tuyên truyền về  nguyên tắc 7K trong doanh nghiệp và trong cộng đồng: Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung đông người – Khai báo Y tế - Không ra khỏi nhà khi không cần thiết – Không đăng thông tải thông tin sai sự thật

 

- Tổ chức đo thân nhiệt hàng ngày, yêu cầu 100% CNLĐ đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà bông hoặc gel kháng khuẩn. 

 

Vách ngăn bàn ăn tại Tổng Công ty May 10

 

- Bố trí bàn ăn cơm ca có vách ngăn hoặc thực hiện giãn cách, giãn ca để đảm bảo khoảng cách an toàn.

 

 - Bổ sung dinh dưỡng cho người lao động để tăng cường sức đề kháng.

 

- Tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

- Khuôn viên và các nhà xưởng được khử trùng và dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, bảo đảm môi trường sạch sẽ.

 

- Rà soát CBCNV, người lao động có yếu tố dịch tễ liên quan tới vùng dịch; tiếp xúc với người liên quan đến vùng dịch. Khách đến làm việc phải thực hiện đúng các quy định phòng dịch...

 

- Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo cập nhật thông tin dịch bệnh được tiến hành hàng ngày…

 

Ngoài ra, các công đoàn cơ sở đã thực hiện hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động thuộc diện F1, F2 phải đi cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Nhiều đơn vị đã xây dựng kịch bản và biện pháp ứng phó trong tình huống dịch Covid-19 phức tạp hơn.Với phương châm "An toàn cũng là thi đua", các đơn vị trong hệ thống quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ, cản trở đến thi đua lao động sản xuất.

 

Các hoạt động thiết thực được các cấp trong ngành triển khai trong Tháng Công nhân đã kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, CNVCLĐ làm việc hăng say, nhiệt tình, sáng tạo, năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao đời sống đoàn viên, người lao động, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay.

 

Bích Trần

 

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website