Truy cập nội dung luôn

Góc nhìn & chia sẻ Góc nhìn & chia sẻ

Thương nhiều lắm, Sài Gòn ơi...

Cách đây cả thế kỳ, Sài Gòn đã được xưng tụng với một danh xưng vô cùng hoa mỹ "Hòn ngọc Viễn Đông".

 

Bao năm tháng qua đi, Sài Gòn – nay là Thành phố Hồ Chí Minh đã đổi thay rất nhiều nhưng con người nơi đây thì vẫn vậy, vẹn nguyên sự hào sảng, phóng khoáng, nghĩa tình và bao dung.

 

Chẳng phân biệt người Sài Gòn gốc hay người tứ xứ, Sài Gòn đều dang rộng vòng tay, san sẻ, chở che, hồn hậu và ấm áp như một người anh cả đúng nghĩa.

 

Lòng người rộng mở những đất thì khá chật hẹp. Sài Gòn trở thành đô thị có mật độ dân cư cao nhất cả nước. Có người nói đùa rằng, người đông quá nên gió từ sông Sài Gòn muốn thổi, phải lách qua biển người, rừng xe cộ, nhất là vào giờ đi làm buổi sớm mai hay khi ca tan tầm lúc chiều muộn. Ấy vậy mà những ngày này, những cơn gió chảy dọc Thành phố ấy cứ thổi mải miết, hoang hoải qua những con đường, những khu phố vắng tanh...

 

TP.HCM những ngày chống dịch

 

Những bản tin thời sự trên truyền hình, báo, đài, mạng xã hội cập nhật liên tục các ca dương tính với Covid- 19, các dãy phố, chung cư, doanh nghiệp, nhà máy..., trong đó có một số các đơn vị Dệt May bị phong tỏa.

 

Sài Gòn đã áp dụng Chỉ thị 16 được chục ngày nay, nhưng ca nhiễm vẫn không ngừng tăng lên. Một số doanh nghiệp Dệt May có đủ điều kiện, chọn giải pháp vừa chống dịch, vừa phải làm kinh tế, ăn ngủ nghỉ cách ly tại chỗ, để đảm bảo sản xuất không đình trệ, nỗ lực duy trì cuộc sống cho người lao động và gia đình.

 

Trong bối cảnh dịch, khó khăn chồng chất khó khăn. Có lẽ chưa khi nào, người lao động lại cảm nhận được đầy đủ, vai trò của tổ chức công đoàn đến thế. Hầu hết chủ tịch công đoàn của các đơn vị có khu vực phải phong tỏa, tự nguyện cùng ăn, cùng ở tại công ty, xí nghiệp, đồng cam cộng khổ cùng người công nhân theo phương châm "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm".

 

Nhưng đâu phải chỉ có cùng ăn cùng ở với công nhân, các anh chị phải cùng với lãnh đạo chuyên môn vừa lo sản xuất kịp đơn hàng, vừa lo chỗ ăn nghỉ, nhu yếu phẩm phục vụ cho hàng nghìn người lao động, phòng chống cháy nổ... Trong đó, mối lo lớn nhất là phòng chống dịch bệnh, giữ gìn sao cho dịch không lây lan trong cộng đồng người lao động và xây dựng kịch bản, phương án xử lý khi phát hiện có ca mắc.

 

Sài Gòn- Thành phố mang tên Bác thì vẫn vậy. "Trong gian khó, mới hiểu được lòng nhau". Giữa muôn vàn khó khăn vì các ca dương tính ngày sau nhiều hơn ngày trước, chưa biết tới khi nào mới là đỉnh dịch, các chợ đầu mối, chợ tạm, các khu phố, phường quận, cho tới những tỉnh lân cận cũng bị phong tỏa, dẫn tới việc lưu thông hàng hóa, thực phẩm, rau xanh bị đình trệ nhưng người Sài Gòn vẫn sẻ chia cho nhau từng gói mỳ tôm, chút rau, quả trứng. Các ATM từ thiện, siêu thị "O đồng", siêu thị "Hạnh phúc" được triển khai ở nhiều nơi, các bếp ăn từ thiện vẫn đỏ lửa giửa những ngày nắng nóng như nung, đặc biệt trong bối cảnh tin tức về các ca F0, F1  vẫn được đăng tải dồn dập trên báo chí và phương tiện truyền thông.

 

Tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Dệt May Việt Nam, người lao động Dệt May ấm lòng với những siêu thị công nhân, đã cung cấp cho họ những bữa ăn vừa đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng, vừa rẻ hơn thị trường...

 

Cán bộ Công đoàn đi chợ giúp công nhân trong mùa dịch

 

Các đơn vị trong ngành đã tích cực đóng góp vào quỹ từ thiện xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động là các đối tượng F0, F1, F2 phải nghỉ việc để điều trị bệnh và cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Tổng số người lao động được hỗ trợ là 7.835 người với số tiền gần 11 tỷ đồng (tính đến 15/7/2021). Trong đó, có rất nhiều đơn vị hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

 

Là một trong những ngành kinh tế chịu nhiều tác động của dịch bệnh nhưng hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ Quỹ Vaccine của Chính phủ, rất nhiều doanh nghiệp Dệt May đã tham gia đóng góp bằng tiền và hiện vật, nhằm chung tay cùng cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh: TCT May 10, TCT May Đức Giang..., trong đó có rất nhiều đơn vị đang ở tâm dịch Sài Gòn và các tỉnh phía Nam như: Công ty May Liên Phương, TCT May Đồng Nai, CTCP Quốc tế Phong Phú, CTCP DMĐT Thành Công, TCT May Nhà Bè, Công ty CP DM Nha Trang, TCT Việt Thắng, CT TNHH Dệt Việt Phú, TCT CP May Việt Tiến, CTCP May Việt Thắng,…

 

Giai đoạn trước, khi tại Bắc Giang, Bắc Ninh, dịch bùng phát dữ dội, các đơn vị phía Nam cũng là những đơn vị đi đầu trong việc quyên góp, ủng hộ đơn vị bạn, ủng hộ các y bác sỹ nơi tuyến đầu. Đến nay, khi miền Nam, Sài Gòn - Thành phố mang tên Bác nguy nan, Công đoàn Dệt May Việt Nam cùng các đơn vị miền Bắc, miền Trung lại cùng siết chặt tay nhau, sẻ chia với đồng nghiệp nơi phương xa.

 

Trước mắt, công đoàn ngành đã kịp thời hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng cho 27 công đoàn cơ sở khu vực phía Nam để đồng hành cùng doanh nghiệp phòng chống dịch tại nơi làm việc; hỗ trợ 100 triệu đồng cho lực lượng sinh viên tình nguyện của trường Đại học Nguyễn Tất Thành tham gia chi viện cho lực lượng tuyến đầu chống dịch; hỗ trợ cho 10 người lao động là F0, hơn 200 F1 và gần 400 F2 tại các đơn vị phải nghỉ cách ly tổng số tiền trị giá 500 triệu đồng (tính đến ngày 7/7/2021)...

 

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng tại các doanh nghiệp phía Nam, Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng quyết định kêu gọi toàn thể CBCNVC khu vực miền Bắc và miền Trung, những nơi chưa chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, sẽ tham gia đóng góp, ủng hộ cho các đơn vị phía Nam, bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa nhất.

 

Dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, đang lây lan nhanh chóng ra Hà Nội và một số địa phương phía Bắc. Nhưng những chuyến hàng cứu trợ đầy yêu thương, chan chứa nghĩa tình vẫn từ mọi miền đất nước, nhằm hướng miền Nam, nhằm hướng Sài Gòn thẳng tiến...

 

Với sự góp sức, chung tay của nhân dân, đồng bào, đặc biệt là các lực lượng nơi tuyến đầu cả nước, dịch bệnh rồi sẽ bị đẩy lùi.

 

Gió từ sông Sài Gòn, dòng sông huyền thoại của Thành phố mang tên Bác, sẽ không còn là ngọn gió hoang hoải, cô đơn...

 

Khi ấy, người dân Việt Nam, người lao động Dệt May sẽ lại được nắm tay nhau, giữa một Sài Gòn năng động, trẻ trung và đầy sức sống, giống như lời ca trong bài hát nổi tiếng Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh của nhạc sỹ Xuân Hồng:

 

"Vui sao nước mắt lại trào"

 

                              Nguyễn Thị Thu Hương

 

Bạn đọc nhấn vào đây để gửi ý kiến bình luận

Tin khác

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
  
Chưa có lời bình nào. Hãy là người đầu tiên.

Thông báo Thông báo

Video hoạt động Video hoạt động

Liên kết website Liên kết website